Giới thiệu một số điểm mới của Thông tư 07/2024/TTCP ngày 01/07/2024 của Tổng Thanh tra Chính phủ

13/11/2024    Lượt xem: 575    In bài viết   Độ tương phản  

Nội dung của Thông tư 07/2024/TT-TTCP được chia thành 04 chương và 14 điều, trong đó quy định rõ về các nội dung thanh tra theo các luật hiện hành như Luật Thanh tra năm 2022, Luật Tiếp công dân năm 2013, Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tố cáo năm 2018 và Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018. So với Thông tư 07/2021/TT-TTCP, Thông tư mới giảm hai điều, không còn quy định về trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước trong hoạt động thanh tra, cũng như trách nhiệm của đối tượng thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Thông tư 07/2024/TT-TTCP không chỉ là một văn bản pháp lý quan trọng mà còn thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ trong việc nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, bảo đảm tính minh bạch và trách nhiệm trong quản lý nhà nước. Qua đó, góp phần xây dựng một nền hành chính công khai, minh bạch và hiệu quả hơn trong tương lai.

1. Thẩm quyền thanh tra trách nhiệm

Quy định rõ thẩm quyền thanh tra trách nhiệm của các cấp từ Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra Sở đến Thanh tra cấp huyện. Mỗi cấp có những nội dung thanh tra cụ thể, từ công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo cho đến công tác phòng, chống tham nhũng.

Bên cạnh đó, so với Thông tư 07/2021/TTCP, Thông tư mới không quy định thanh tra trách nhiệm đối với doanh nghiệp nhà nước, thay vào là quy định về việc Thanh tra trách nhim thc hiện pháp lut về Phòng, chng tham nhũng đối với các doanh nghip, t chc khu vc ngoài nhà nước.

Việc phân cấp rõ thẩm quyền hoạt động thanh tra trách nhiệm từ trung ương đến địa phương, giúp cho hoạt động thanh tra trách nhiệm rõ ràng, bớt chồng chéo phù hợp thực tiễn hoạt động thanh tra.

2. Nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra

Nội dung thanh tra trách nhiệm về công tác thanh tra cũng được điều chỉnh và bổ sung để phù hợp với Luật Thanh tra 2022, nhằm nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng đầu trong công tác quản lý nhà nước và việc triển khai thực hiện các quy định pháp luật. Các điểm mới trong quy định về nội dung thanh tra trách nhiệm:

- Thẩm định dự thảo Kết luận thanh tra;

- Thực hiện trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp trong việc ban hành văn bản tổ chức thực hiện kết luận thanh tra và chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra; xử lý hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý sai phạm về kinh tế; xử lý hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật; áp dụng hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật.

3. Nội dung thanh tra trách nhiệm về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo có các điểm mi sau:

So với các nội dung thanh tra trách nhiệm được quy định tại Thông tư 07/2021/TT-TTCP thì Thông Tư 07/2024/TT-TTCP bổ sung thêm 03 nội dung, gồm:

- Công tác tham mưu, xây dựng, ban hành và hướng dẫn thực hiện quy định về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền (nếu có);

- Thực hiện quy định tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với người tiếp công dân.

- Lập, quản lý, khai thác, sử dụng và lưu trữ hồ sơ vụ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

4. Nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng có các điểm mới sau:

So với các nội dung thanh tra trách nhiệm được quy định tại Thông tư 07/2021/TT-TTCP thì Thông Tư 07/2024/TT-TTCP bổ sung thêm 02 nội dung, gồm:

- Phát hiện tham nhũng qua công tác kiểm tra, tự kiểm tra; giải quyết phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng; công tác thanh tra.

- Xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng.

Dấu ấn thanh tra Bình Dương
Liên kết website
Các Sở,Ban ngành

Các Trang khác

Thống kê truy cập

Lượt xem: 7636907