Ứng dụng công nghệ số trong hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng

07/10/2024    Lượt xem: 949    In bài viết   Độ tương phản  

TS Nguyễn Huy Hoàng trình bày đề cương nghiên cứu

Theo TS Nguyễn Huy Hoàng, việc ứng dụng công nghệ thông tin vẫn là nền tảng được các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm. Xu hướng chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử, đô thị thông minh trở thành mục tiêu hướng tới của tất cả quốc gia.

“Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử ở Việt Nam đã và đang được Đảng, Nhà nước đặc biệt coi trọng. Ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin là yêu cầu cấp thiết, bắt buộc, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong cải cách hành chính nhằm tăng cường năng lực, hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành tại Thanh tra Chính phủ”, TS Hoàng nhấn mạnh.

Trong bối cảnh chung đó, để nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ số vào hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, các cấp, các ngành đã bám sát một số quan điểm chỉ đạo, trong đó đặc biệt bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số quốc gia về ứng dụng công nghệ số vào công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng với nội dung, biện pháp và lộ trình phù hợp.

Trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo, chủ nhiệm đề tài đã nghiên cứu các giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ số vào hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Trong đó tập trung nâng cao nhận thức cho đội ngũ công chức trong việc thực hiện ứng dụng công nghệ số; hoàn thiện thể chế về ứng dụng công nghệ số; tiếp tục xây dựng và triển khai các phần mềm ứng dụng vào hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; đầu tư hạ tầng công nghệ số; phát triển nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số; tiếp tục quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng, phương tiện làm việc phục vụ chuyển đổi số…

Góp ý tại cuộc hội thảo, ông Đào Minh Ngọc, Phòng Tổng hợp, Ban Tiếp dân Trung ương cho biết, thời gian qua, Thanh tra Chính phủ rất quan tâm đến việc cung cấp máy tính và các thiết bị bảo mật thông tin.

Ông Ngọc cho rằng, việc ứng dụng công nghệ số trong các hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, về mặt pháp lý, chủ trương là rất thuận lợi nhưng việc thực hiện trên thực tế là rất khó khăn.

Lý giải điều này, ông Ngọc nói, để triển khai việc ứng dụng phần mềm trong hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng cần có chi phí lớn và có đội ngũ chuyên gia về vấn đề này. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp để đồng bộ hoá các dữ liệu từ trước tới nay và nếu không giải quyết triệt để thì các địa phương cũng không thể áp dụng phần mềm này. Công tác tuyên truyền sâu rộng về việc ứng dụng phần mềm trong hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng cũng là một giải pháp quan trọng cần phải hướng tới thực hiện.

Theo TS Nguyễn Thị Thu Nga, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra, đây là một đề tài khó, các vấn đề lý luận được nghiên cứu bài bản. Tuy nhiên, chủ nhiệm đề tài cần làm rõ phạm vi hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

Về kết cấu, chủ nhiệm cần cân nhắc nội dung 1.2.3.1 là có nhận thức và tư duy đúng về chuyển đổi số và thiết lập tổ chức bộ máy để chuyển đổi số vì đây không phải là phương thức ứng dụng công nghệ số vào thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

Nội dung của Chương II cần có sự thống nhất hơn với trục nội dung được trình bày ở Chương I; cần bổ sung chiến lược tổng thể và kế hoạch hoạt động về vấn đề này; xem xét lại một số nhận định được thể hiện trong đề tài cho chính xác.

TS Phạm Thị Huệ, Trưởng phòng Nghiên cứu và Hợp tác phát triển, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra đánh giá, đề tài có nhiều thông tin, kết cấu phù hợp và logic. Tuy nhiên, Ban Chủ nhiệm Đề tài cần làm rõ khái niệm ứng dụng số và bổ sung giải pháp xây dựng khung hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

Bên cạnh đó, cần có những đánh giá tổng hợp trên cơ sở những số liệu được đưa ra, bổ sung những lợi ích của việc ứng dụng chuyển đổi số, phần ưu điểm nên có những đánh giá sâu hơn.

ThS Lê Thị Thuý, Trưởng phòng Tổng hợp - Hành chính, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra cho rằng, nội dung ứng dụng công nghệ số ở mục 1.2.2 chưa được logic với Chương II, vì vậy, Ban Chủ nhiệm Đề tài cần bố cục lại cho hợp lý; xem xét lại các đặc điểm ứng dụng công nghệ số trong hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng cho chính xác.

Mặt khác, cần bổ sung nội dung sự phối hợp giữa Thanh tra Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương trong việc ứng dụng số; nghiên cứu sâu hơn những ưu điểm trong việc ứng dụng công nghệ số; bổ sung thực trạng về kỹ năng của người dân để từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.

ThS Lê Văn Đức, Phó Trưởng phòng Quản lý khoa học và Thông tin, thư viện, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra nhấn mạnh, nội dung ở Chương II là điểm mạnh của đề tài. Tuy nhiên, trong hoạt động thanh tra chuyên ngành như: Hải quan, thuế, ngân hàng…

Đề tài cần bổ sung thực trạng ứng dụng công nghệ số của một số cơ quan chuyên ngành vì các cơ quan này áp dụng rất phổ biến công nghệ số vào hoạt động thanh tra. Đồng thời, cần khoanh lại phạm vi ứng dụng công nghệ số trong hoạt động quản lý Nhà nước hay trong hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

Nguồn: https://thanhtra.com.vn/

Dấu ấn thanh tra Bình Dương
Liên kết website
Các Sở,Ban ngành

Các Trang khác

Thống kê truy cập

Lượt xem: 7641709